“Tài khoản của bạn đã bị khoá” – Lý do và cách khắc phục>

“Tài khoản của bạn đã bị khóa” là tình huống thường phải đối mặt của hầu hết các nhà quảng cáo, tiếp thị liên kết hay chuyên gia thương mại điện tử… trên các nền tảng như Facebook, Google hay Amazon… Vậy lý do gì khiến tài khoản bị cấm và bạn cần làm gì để giải quyết vấn đề này? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này.

Sẽ thế nào khi tài khoản của bạn đã bị cấm?
Thông thường, trước khi tài khoản của bạn bị hạn chế, bạn sẽ không nhận được cảnh báo. Và khi điều đó xảy ra bạn mới nhận được một thông báo qua email rằng tài khoản này đã bị cấm hoặc tài khoản của bạn dã bị khóa tạm thời. Mọi người thường chỉ biết điều này khi họ cố gắng đăng nhập vào tài khoản mà không được.
Ngay cả khi lý do tài khoản bị cấm không được đưa ra, chúng ta cũng có thể tìm kiếm danh sách các lý do phổ biến nhất.
Lý do tài khoản bị cấm
Tại sao các nền tảng như Facebook, Google, Amazon… có thể cấm tài khoản của bạn?
Hành vi truy cập có sự mẫu thuẫn về địa chỉ IP
Hồi chuông cảnh báo có thể rung lên nếu bạn đang sử dụng cùng một hồ sơ hoặc tài khoản quảng cáo nhưng có sự mẫu thuẫn. Ví dụ, bạn truy cập tài khoản thông qua VPN với vị trí địa lý cụ thể tại một thời điểm, nhưng lần truy cập khác lại sử dụng vị trí địa lý khác. Trường hợp tương tự xảy ra khi bạn làm việc theo nhóm, gồm những người đồng nghiệp ở các quốc gia khác nhau cùng truy cập tài khoản.
Facebook hay các nền tảng khác có thể đánh dấu những hoạt động như trên là đáng ngờ.
Lịch sử tài khoản không nhất quán
Nhiều cá nhân hay doanh nghiệp chọn mua tài khoản rồi thiết lập lại hồ sơ để sử dụng ngay. Chính điều này là một rủi ro lớn. Bởi khi là người dùng mới của tài khoản được mua, bạn có thể sử dụng nó với địa chỉ IP mới, vị trí địa lý mới, hành vi khác… Chúng kiến cho lịch sử tài khoản không được nhất quán. Thậm chí, các tài khoản được mua có thể từng được sử dụng cho mục đích đáng ngờ trước đây.
Nhiều tài khoản có danh tính tương tự
Nếu bạn sử dụng một hồ sơ trình duyệt để đăng nhập nhiều tài khoản, điều đó khiến khả năng bị gắn cờ rất cao. Nhiều người cố gắng che giấu hoặc thay đổi dấu vân tay trình duyệt, nhưng những giải pháp thông thường vẫn khó ngăn chặn được việc phát hiện dấu vân tay trình duyệt thật. Bao gồm như IP công khai, vị trí địa lý, phần cứng, cài đặt hệ thống…
Chặn nền tảng lấy dấu vân tay trình duyệt
Cố gắng chặn hoạt động lấy dấu vân tay vì bạn nghĩ rằng đó là cách dễ nhất để ngăn nền tảng theo dõi bạn. Tuy nhiên, nó lại khiến bạn có thể nhận cờ ngay tức thì bởi hành vi được đánh dấu là cố gắng che giấu danh tính – hay chính là hoạt động đáng ngờ.
Ngoài ra, Facebook còn cấm tài khoản của bạn khi nhận thấy truy cập trái phép hoặc nhiễm phần mềm độc hại trên máy tính, sử dụng tên giả, sử dụng tài khoản cá nhân thay vì trang kinh doanh để quảng cáo kinh doanh…
Vậy bạn có thể khiếu nại khi tài khoản đã bị cấm?
Câu trả lời là có, bạn có thể kháng nghị khi tài khoản bị cấm – nhưng gần như điều đó có tỷ lệ thành công thấp.
- Nếu là tài khoản Facebook, bạn cần yêu cầu xem xét qua chức năng Chất lượng tài khoản, nhưng có ít thông tin hỗ trợ được cung cấp.
- Nếu là tài khoản Google, bạn cần gửi đơn khiếu nại chi tiết và chờ phản hồi qua email.
- Đối với tài khoản Amazon, nếu tài khoản người bán bị tạm ngưng, bạn cần liên hệ với đội ngũ Amazon để tìm lý do. Sau đó đề xuất kế hoạch hành động hoặc POA đủ thuyết phục để chứng minh vấn đề không xảy ra nữa. Trường hợp nhiều tài khoản bị phát hiện, tài khoản bị vô hiệu hóa thì bạn cần gửi kháng nghị trong 90 ngày.
Tuy nhiên, những nỗ lực trên thường không mang lại kết quả tích cực hơn. Những nền tảng này luôn cố gắng bảo vệ thương hiệu của họ và muốn xử lý lỗi một cách thận trọng nhất. Vì vậy, tài khoản của bạn thường chỉ được khôi phục khi nó gần như không có bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng sẽ tiếp tục tạo tài khoản mới để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ nhanh chóng dẫn đến lệnh cấm lần nữa. Bởi nền tảng vẫn có thể theo dõi hồ sơ mới của bạn qua dấu vân tay trình duyệt và nhận ra sự liên kết với các tài khoản đã bị cấm của bạn.
Vậy bạn nên làm gì để tránh tài khoản bị cấm?
Để tránh tài khoản bị cấm, bạn phải giải quyết triệt để vấn đề mâu thuẫn trong hành vi hay lịch sử tài khoản.
Thay vì cố gắng chặn các nền tảng lấy dấu vân tay trình duyệt hoặc giả mạo theo cách khác nhau, Multibrowser cung cấp cấu hình trình duyệt ảo với khả năng tùy chỉnh dấu vân tay riêng biệt. Khiến bất cứ hồ sơ nào cũng được theo dõi trên các nền tảng như một thiết bị thật hoàn toàn tự nhiên.
Ngoài ra, Multibrowser giúp từng cookie, bộ nhớ cache, lịch sử duyệt web… sẽ được vận hành cẩn thận, không để sự liên kết nào giữa các hồ sơ. Tìm hiểu chi tiết kế hoạch sử dụng Multibrowser!