Developer là gì? Tìm hiểu về nghề Developer từ A- Z

IT là ngành nghề đang vô cùng được săn đón trong thời đại 4.0, trong đó phải kể đến Developer với mức thu nhập đến vài nghìn đô. Vậy Developer là gì? Các công việc của Developer bao gồm những gì và lộ trình thăng tiến, cơ hội phát triển ra sao? Nếu bạn đang định hướng đi theo con đường này thì bạn đã đọc đúng bài viết rồi đấy.

Developer là gì?

Developer (Dev) là cách gọi của một lập trình viên hay kỹ sư phần mềm – những người dùng ngôn ngữ lập trình để sáng tạo thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính, phần mềm, ứng dụng. Có thể hiểu Dev là những người chỉ huy, xử lý các đoạn source code lập trình, từ đó tạo ra các phần mềm máy tính sáng tạo và hoàn chỉnh nhất.

Mỗi ứng dụng, phần mềm được ra đời và sử dụng chính là tác phẩm có công sức lớn của các lập trình viên. Ngày nay, công việc này được theo đuổi bởi nhu cầu thị trường rất lớn và chế độ đãi ngộ top đầu.

Developer là gì - tìm hiểu từ A- Z
Developer là gì – tìm hiểu từ A- Z

Developer làm những công việc gì?

Một phần mềm hoàn chỉnh được tạo ra trước hết phải nhờ bản thiết kế của Dev. Mỗi lập trình viên sẽ đảm nhiệm một phần việc khác nhau rồi kết nối chúng lại tạo nên sản phẩm cuối cùng. Cụ thể, các công việc của Developer được chia thành:

1. Frontent Developer

Lập trình viên Frontend (client-side) là những người phụ trách giao diện của một trang web, đồng thời thiết kế những trải nghiệm của người dùng. Frontend Developer muốn thực hiện được những công việc này cần phải nắm rõ 3 ngôn ngữ lập trình chính, bao gồm: HTML, CSS và JavaScript.

Bên cạnh đó, Frontent Developer cũng phải sở hữu cho mình tư duy về UI/UX và kỹ năng làm việc với đội ngũ designer hoặc BA (Business Analyst). Từ đó các lập trình viên Frontend có thể phân tích và cải thiện trải nghiệm người dùng trên các phần mềm, ứng dụng.

2. PHP Developer

Các lập trình viên PHP sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để thiết kế phần mềm. PHP rất phổ biến với cú pháp đơn giản, tốc độ nhanh gọn nên nó khá dễ đọc và áp dụng. Cũng vì thế mà hầu hết các phần mềm được lập trình từ PHP thường tiện lợi và ít xuất hiện lỗi hơn.

Do tính ứng dụng cao nên PHP ngày càng được sử dụng nhiều và kỹ sư hay những bạn bắt đầu theo đuổi lĩnh vực IT cũng lựa chọn để thử sức.

Dev làm những công việc gì?
Dev làm những công việc gì?

3. Backend Developer

Những lập trình viên chịu trách nhiệm tuyệt đối với các hoạt động hậu trường của web được gọi là Backend Developer. Đội ngũ này tập trung phát triển xây dựng các mã lập trình và ngôn ngữ phía sau máy chủ web.

Các công việc chính của một lập trình viên Backend bao gồm:

  • Xác thực người dùng: Đảm bảo các thông tin chính xác liên quan đến tài khoản người dùng.
  • Kiểm soát trình tự: Đảm bảo tính logic và không có sai sót cho các trình tự được thực hiện trên trang web.
  • Tối ưu hóa: Đảm bảo trang web có các chức năng hoạt động nhanh và mượt mà.

4. iOS Developer

Ngày nay, khi xu hướng tiêu dùng dần ưu tiên thiết bị di động thì nhu cầu tìm kiếm các kỹ sư tạo ra ứng dụng trên thiết bị di động cũng tăng cao không kém lập trình viên website.

Hệ điều hành iOS của Apple và các ứng dụng của iOS qua App Store không còn xa lạ với người dùng. Những người đảm nhận vai trò phát triển các phần mềm chạy trên hệ điều hành iOS chính là các lập trình viên iOS.

Với nhu cầu như vậy, iOS Developer luôn được offer với mức lương khá cao và nhận được sự quan tâm của nhiều kỹ sư.

5. Android Developer

Các ứng dụng Android đang được gần 85% người dùng smartphone và 65% người dùng tablet trên thế giới sử dụng. Đó cũng là lý do tình trạng thiếu nhân lực lập trình viên Android – những người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và phát triển các ứng dụng chạy trên nền tảng Android trên thị trường công nghệ.

Các Android Developer còn có nhiều cơ hội phát triển thêm các ứng dụng có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi bên cạnh các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android như đồng hồ thông minh đo bước đi, kiểm tra sức khỏe…

Ngoài ra Developer cũng có thể theo đuổi các con đường chuyên môn khác như Python Developer, Full Stack Developer, .net Developer, DevOps Developer,…

Các cấp bậc phát triển cho Lập trình viên

Một lập trình viên trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài sẽ có lộ trình phát triển như thế nào?

  • Junior Developer: 0 – 3 năm kinh nghiệm, hiểu biết tổng thể về các cơ sở dữ liệu và vòng đời các ứng dụng, đồng thời viết được các ứng dụng cơ bản.
  • Senior Developer: 4 – 10 năm kinh nghiệm, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về nghề để lập trình được các ứng dụng phức tạp.
  • Leader Developer: 7 – 10 năm kinh nghiệm, yêu cầu đầy đủ các kỹ năng của senior, có khả năng làm việc độc lập tất cả công việc của kỹ sư phần mềm, đồng thời có thể lãnh đạo một nhóm developer.
  • Mid-level Manager: đây là vị trí quản lý cấp trung – làm việc dưới quyền quản lý cấp cao và có nhiệm vụ quản lý các lập trình viên. Ở một số doanh nghiệp, chức danhn này còn được gọi là Product Manager, Project Manager và có quyền sa thải nhân viên.
  • Senior Manager: quản lý cấp cao có khả năng lãnh đạo cấp dưới và báo cáo trực tiếp kết quả lên ban lãnh đạo cấp cao.
Lộ trình phát triển của Developer
Lộ trình phát triển của Developer

Những kỹ năng chính Lập trình viên cần có

1. Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng bao gồm các khả năng cần thiết để hoàn thành một công việc cụ thể. Các nhà thiết kế đồ họa cần khả năng nghệ thuật, bác sĩ phẫu thuật cần sự phối hợp giữa tay và mắt điêu luyện và các dveloper cần có trình độ ngôn ngữ lập trình chính, chẳng hạn như những ngôn ngữ lập trình được liệt kê dưới đây.

+ ASP.NET: Là khung phần mềm mã nguồn mở, ASP.NET cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng và dịch vụ phần mềm với .NET. Các tài nguyên này cho phép người dùng tạo trang web bằng HTML5, JavaScript và CSS. Trang web tạo cơ hội cho các cá nhân tìm hiểu về các tùy chọn đa nền tảng và mã nguồn mở để xây dựng các ứng dụng phần mềm hiện đại dựa trên đám mây bao gồm Linux, Windows và Mac.

+ JavaScript: JavaScript là ngôn ngữ lập trình thông dịch cấp cao, tuân theo đặc tả ECMAScript. Cùng với HTML và CSS, nó được xếp hạng trong số ba công nghệ cốt lõi của World Wide Web.

+ Java: Là một ngôn ngữ lập trình có mục đích chung, Java đồng thời có các chức năng hướng đối tượng và dựa trên lớp. Được thiết kế để giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc triển khai, Java cho phép các developer “viết một lần, chạy ở mọi nơi.” Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được sử dụng ngày nay, đặc biệt là cho các ứng dụng phần mềm máy khách-máy chủ.

+ C #: Là ngôn ngữ lập trình đa mô hình, đa mục đích, C # bao gồm các nguyên tắc lập trình mệnh lệnh, strong, chức năng, khai báo, hướng đối tượng, hướng thành phần và chung. Được phát triển bởi Microsoft trong khuôn khổ sáng kiến ​​.NET, C # đã nhận được sự chấp thuận của ISO và ECMA như một tiêu chuẩn.

+ Python: Python là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, có mục đích chung, được thông dịch. Triết lý thiết kế của Python nhấn mạnh khả năng đọc mã bằng cách sử dụng khoảng trắng đáng kể và cung cấp chương trình rõ ràng trên quy mô lớn và nhỏ.

Danh sách trên nêu chi tiết một số ngôn ngữ lập trình quan trọng, hữu ích cho developer, nhưng các nhà phát triển phần mềm có tham vọng cũng có thể học một loạt các ngôn ngữ khác. Tùy thuộc vào công việc, ngành và chuyên ngành bạn định theo đuổi, bạn có thể cần phải trở thành một chuyên gia về các ngôn ngữ khác. Xem xét các ngôn ngữ phổ biến như Ruby, Scala và TypeScript, đồng thời tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ lập trình khi bạn khám phá các tùy chọn của mình.

Kỹ năng cứng các dev cần có
Kỹ năng cứng các dev cần có

2. Kỹ năng mềm chính

Bạn có thể tự hỏi: những kỹ năng của một software developer, ngoài lập trình máy tính là gì? Phát triển phần mềm cũng giống như nhiều ngành nghề khác, bên cạnh kỹ năng cứng cần có kỹ năng mềm. Các Dev cần phải làm việc tốt với những người khác, thể hiện sự chú ý đến từng chi tiết và suy nghĩ thấu đáo các vấn đề phức tạp.

+ Giao tiếp: Các Dev cần giao tiếp hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp, người quản lý và nhân viên trong các bộ phận phi kỹ thuật để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả.

+ Làm việc theo nhóm: Software developers thường làm việc theo nhóm để lập kế hoạch, thiết kế và phát triển các dự án. Họ phải cộng tác hiệu quả với những người khác, nhận phản hồi mang tính xây dựng và tham gia vào các cuộc họp.

+ Giải quyết vấn đề: Trách nhiệm của một nhà phát triển phần mềm bao gồm sửa chữa các vấn đề mà người lập trình máy tính hoặc người dùng tìm thấy. Họ cần khả năng giải quyết vấn đề điêu luyện để đảm bảo rằng một chương trình hoạt động chính xác.

+ Chú ý đến chi tiết: Các nhà phát triển phần mềm giỏi nhất có khả năng nhạy bén theo hướng chi tiết để xác định và theo dõi các vấn đề nhỏ trong mã. Họ cũng phải có khả năng chuyển tiêu điểm qua lại từ bức tranh lớn đến các chi tiết nhỏ.

Cơ hội ở đâu cho Developer?

Với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay, cơ hội việc làm cho các developer là vô cùng lớn với mức đãi ngộ cực tốt.

Với môi trường làm việc, bạn có thể lựa chọn các công ty gia công, start-up, công ty đa quốc gia hay tổ chức của nhà nước… tùy theo định hướng và sở thích.

Còn về việc tìm kiếm việc làm, hiện nay không khó với các trang web tuyển dụng chất lượng như TopCV, Vietnamwork, TopDev… hay cộng đồng facebook. Thậm chí, thường xuyên hoạt động trên các group còn khiến các Dev được săn đón bởi HR.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu tổng quan developer là gì cũng như các công việc và lộ trình phát triển của nghề lập trình để định hướng tốt nhất cho tương lai. Nếu thấy hữu ích, đừng ngại chia sẻ cho anh em khác cùng tìm hiểu nhé!